Không đến cảng nhận phế liệu, uy tín các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút

Không chỉ khiến công tác tại cảng ùn tắc, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bởi các chất độc hại và tổn thất về kinh tế với số tiền đóng phí lưu kho cao ngất, các doanh nghiệp phế liệu Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề bị nhà cung ứng thế giới quay lưng vì chưa thanh toán xong tiền hàng nhập khẩu.

VÌ SAO CÁC DOANH NGHIỆP Ù LỲ, KHÔNG CHỊU ĐẾN CẢNG NHẬN HÀNG?

Hàng ngàn chiếc container phế liệu đang tồn đọng tại các cảng ở Việt Nam đang làm đau đầu các nhà quản lý. Phía cơ quan chức năng lo ngại về ô nhiễm môi trường, lấn chiếm mặt bằng nghiêm trọng khiến lưu thông tại cảng bị ảnh hưởng nặng. Trong khi đó, các nhà doanh nghiệp lên tiếng, cho rằng đó không phải lỗi của mình mà phải hỏi lại cơ quan quản lý.

Nhiều đại diện doanh nghiệp bức xúc nói rằng sở dĩ họ phải bấm bụng chịu để các xe hàng tại cảng bởi một lý do, mà nó thuộc về trách nhiệm của bên cơ quan chức năng. Cụ thể, khi nhập hàng phế liệu về đến Việt Nam, nhiều container vấp phải lệnh cấm của bộ Tài nguyên môi trường và cục Hải quan. Theo đó, trong xe phế liệu nhập về có chứa những loại phế liệu bị cấm, vì thế không được thông quan.

Họ chia sẻ rằng không phản đối về việc trên lô hàng của mình có loại phế liệu không được phép nhập khẩu. Vấn đề là những thông tư, chỉ định của cơ quan chức năng đưa ra quá đột ngột mà không hề thông báo trước. Như vậy các doanh nghiệp không kịp có thời gian trở tay, mà cũng không được gia hạn thời gian để giải quyết. Hậu quả là các container ứ lại ở cảng nhiều vô số kể.

Theo đại diện các doanh nghiệp, hiện nay chi phí lưu kho tại các cảng trung bình từ 50 đến 100 USD cho mỗi chiếc container trong một ngày. Hàng tồn thì nhiều, chi phí bãi lại quá cao, cao hơn cả tiền hàng. Vậy nên việc họ không dám đến nhận là cũng dễ hiểu. Hàng để đọng ở các cảng và nhận về nhiều chỉ trích trong khi doanh nghiệp không có nguyên liệu để sản xuất, làm nhiều công nhân mất việc và các doanh nghiệp lại trên đà phá sản.

VÀ MỘT NỖI KHỔ MANG TÊN “NIỀM TIN CỦA NHÀ CUNG ỨNG”

Đây cũng là một niềm băn khoăn vào lúc này của các nhà kinh doanh Việt Nam. Khi hàng hóa không được lưu thông như thường lệ, hoạt động sản xuất ứ trệ, kinh tế gặp trục trặc thì tất nhiên kéo theo nhiều vấn đề. Thậm chí các hoạt động sản xuất của một số ngành công nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng. Không chỉ đơn cử một doanh nghiệp nào cụ thể, mà cả ngành nhựa trong nước cũng bị đánh giá thấp trong mắt đối tác quốc tế.

Các doanh nghiệp vì phí lưu kho cao mà không dám đến nhận hàng. Điều này dẫn đến hệ lụy là các nhà cung ứng trên thế giới sẽ không muốn mua bán với họ nữa. Doanh nghiệp Việt Nam trong mắt các nhà cung ứng sẽ xấu đi, vì chưa thanh toán tiền cho họ. Tiếp đến, hoàn toàn có thể xảy ra hậu quả là những nhà buôn này sẽ thay đổi, không bán cho Việt Nam nữa. Nỗi lo trong lòng doanh nghiệp là có cơ sở hẳn hoi.

Ông Trần Vũ Lê, giám đốc công ty TNHH nhựa Lê Trần cho rằng cơ quan chức năng cần công bằng với các doanh nghiệp. Họ đã chịu nhiều thiệt hại lẫn bức xúc lớn trong thời gian qua. Nhiều đại diện khác cũng mong muốn có sự công bằng bởi không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn phi pháp, không đàng hoàng. Không thể để doanh nghiệp hoạt động bài bản bị chịu trách nhiệm chung với những đơn vị sai trái.

Hiện có khoảng 50 doanh nghiệp có hàng nhựa phế liệu tồn đọng tại các cảng trên cả nước. Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam, 10 năm qua ngành nhựa luôn có mức tăng trưởng 15 đến 20% mỗi năm. Tuy nhiên ai cũng biết nguyên liệu sản xuất chúng ta không thể chủ động được trong nước mà phải nhập khẩu đến 80%. Riêng nhóm nhựa tái chế đã có khoảng 30 doanh nghiệp trong số khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhựa.

Năm 2017 vừa qua, ngành nhựa nhập khẩu đến 4,9 triệu tấn hạt nhựa. Kim ngạch nhập khẩu nhựa rất cao so với xuất ra. Tổng doanh thu ngành nhựa năm 2017 đạt gần 15 tỷ USD. Các doanh nghiệp cũng ý thức được rằng không phải tất cả số hàng nhựa phế liệu họ nhập về và đang lưu tại các kho là đạt chuẩn đúng quy định 100%. Tuy nhiên trong đó có nhiều doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng vẫn bị chung số phận là lưu kho và nộp phạt, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của họ.

Vì thế Hiệp hội nhựa Việt Nam đã kiến nghị cơ quan chức năng cần nhanh chóng kiểm ra và xử lý. Các trường hợp vi phạm quy chế thì tất nhiên nên chịu trách nhiệm đúng đắn nhưng đối với những doanh nghiệp làm ăn đúng luật hoặc vi phạm không đáng kể thì phải được giải phóng lô hàng để đảm bảo kinh doanh, hoạt động sản xuất ổn định. Có lẽ đây cũng là một bài toán khó khi mà Việt Nam đã để tình trạng nhập khẩu phế liệu đi hơi quá tầm kiểm soát như hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0984.329.388